Nhà container: mốt chứ không phải nghèo đâu

Danh mục: Tin tức nội thất Tình trạng: Hết hàng
Liên hệ
Liên hệ đặt hàng: kientrucvaxaydungkimgia@gmail.com
Đặt mua
Pha Lê dịch

 

.

Khoảng mới vài năm trước thôi, sống trong một chiếc container được xem như một dạng “cao cấp chút đỉnh” so với sống trong… thùng rác. Nhưng giờ thì khác rồi, trên khắp thế giới, container đang được tái chế để làm nhà, và kiểu làm nhà này đang được tiếng là vô cùng “phong cách”. Vật liệu thì lúc nào cũng có sẵn, giá thành rẻ, chịu thời tiết tốt, không hề chật chội, dễ mở rộng, và dễ vận chuyển (chẳng có gì đáng ngạc nhiên); vì thế, chúng (nhà trên khắp thế giới) có thể sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa.

.

 

Những thành phố lụp xụp hoang tàng với những container trống rỗng quanh các khu cảng biển lớn phản ánh chuyện thị trường kinh doanh đang buôn bán giảm sút. Chính vì container nên nó mới bị bỏ rơi: trên chặng đường vận chuyển dài dằng dẵng, chi tiền ra mua một container mới ngay nước sở tại cũng bằng giá phải trả để đem chiếc container rỗng không (từ đâu đó xa lắc) về. Vì container đang thừa thãi, cộng với cấu trúc “dễ dàng đặt chồng lên nhau”, chúng đã kích thích tính sáng tạo của rất nhiều kiến trúc sư.

Chúng ta thường thấy các kiểu nhà xây sẵn bằng container ở Thụy Điển hoặc Nhật Bản, hay nơi nào đấy có độ tân tiến độc đáo ngang bằng hai nước này; chúng thường được đặt (ở thành phố) trước một “cảnh nền” nông thôn nhân tạo (dù lâu lâu cũng thấy nhà công-ten-nơ ở một vùng nông thôn thật). Còn căn nhà của công ty xây dựng MEKA Modular Homes này được dựng ngay giữa khu trung tâm Manhattan, New York.

Căn nhà A320 của MEKA House được chuyển tới* góc đường Washington và Charles tại khu Greenwich Village. (Ảnh: Tom Stoelker)

Trong nhà chủ yếu lót bằng tre

 

Ngôi nhà nằm ở một bãi đỗ xe đã bỏ hoang của Greenwich Village tại góc đường Washington và Charles, tôi không chắc rằng từ “dựng nhà” thích hợp cho hoàn cảnh này. “Chuyển tới” nghe chính xác hơn.

Nhà sáng lập của MEKA, anh Michael de Jong (trái) với hai kiến trúc sư Jason Halter và Christos Marcopoulous. Ảnh: Inhabitat

 

Bên trong nhà đượt lót bằng tre, là loại vật liệu rất thân thiện với môi trường vì chúng mọc nhanh như, ờ… tre; còn bên ngoài là gỗ tuyết tùng (có phủ một lớp chống mục). Dĩ nhiên bạn nên nhờ một thợ điện và thợ sửa ống nước đến lắp thêm thiết bị và làm hệ thống dẫn điện, nhưng cũng có thể chọn loại nhà đi kèm với hệ thống giữ nước và tấm thu năng lượng mặt trời nếu muốn né mấy cái hóa đơn điện nước sinh hoạt phiền toái.

Căn nhà được hoàn tất đến 90% tại một xưởng sản xuất ở Trung Quốc rồi được chuyển sang Bắc Mỹ; sau đấy thì cần thêm khoảng 5 đến 7 ngày nữa, cộng với một cái tua-vít và một cái búa để hoàn thành, thể theo lời của Christos Marcopoulous – một trong những nhà thiết kế của công ty có 4 thành viên này. Cùng với kiến trúc sư Jason Halter, mục đích của cả hai là giữ vững chất lượng cao trong thiết kế. Còn nhà sáng lập MEKA – Michael de Jong – chịu trách nhiệm sắp xếp chuyện vận chuyển cũng như quá trình lắp đặt. Cuối cùng là Stephen Do, chịu phần giám sát công tác xây dựng ở thành phố Ningbo, Trung Quốc.

Còn giá? 39 ngàn USD. Quả là đẹp so với một nơi đắt đỏ như trung tâm Manhattan.

Những hình dưới đây là từ trang web của Meka World:

.

.

.

 

Nhà xây ở chỗ khác rồi chuyển đến cho bạn? Nghe thật thích. Căn mẫu ALP320 mở cửa đón khách tham quan từ 10giờ sáng đến 6 giờ tối, từ thứ Ba đến Chủ Nhật (nghỉ thứ Hai). Nó nằm ngay trên góc đường Washington và Charles. Nhớ đến xem nhé.

*

Vì modular house là nhà làm sẵn, khách hàng chỉ cần đặt thiết kế, rồi công ty MEKA sẽ “dựng” tại xưởng và “chuyển” nguyên căn đến cho khách hàng.

 

KIẾN TRÚC Nhà container: mốt chứ không phải nghèo đâu

Đánh giá sản phẩm